Hằng ngày, ông bà ngoại đi làm, em ở nhà tự viết, tô màu rồi chơi cùng đồ chơi.
Đồ chơi của em là hai con gấu nhồi bông nhỏ, bộ đồ chơi hình trái cây, các con vật đã cũ được người ta cho, bà Kha Tú Ngọc, hiện 66 tuổi mang về cho cháu chơi. Chơi chán, cô bé bỏ vào túi, cho vào một góc nhà rồi mang vở, bút ra tự viết chữ, tô màu.
Thấy người lạ vào, cô bé tíu tít: ‘Cô vào đây tô màu với con đi. Con chơi một mình từ sáng buồn quá’. Vừa dứt câu, Na lấy giấy bút mời khách học bài cùng.
‘Bố mẹ bỏ con rồi. Mấy tháng trước mẹ còn về thăm con. Giờ mẹ bận nuôi em nên không về nữa’, tay tô màu, miệng cô bé 5 tuổi thủ thỉ.
Bà Ngọc cho biết, bé Na là kết quả tình yêu của vợ chồng con gái bà. Bố mẹ em ly hôn khi em mới hơn một tuổi. Hai năm sau, mẹ em lấy chồng mới, để con cho bố mẹ già nuôi.
‘Bố cháu từ khi ly hôn đến nay không nhìn mặt con, việc chu cấp cũng không. Con gái tôi khi mới lấy chồng còn hay về thăm con, đưa cho mẹ mỗi lần 100-200 ngàn đồng, nói để lo cho con. Giờ nó có con với chồng mới, vài tháng mới về thăm con một lần. Việc chu cấp cho con, nó cũng không đưa nữa’, bà Ngọc nói buồn.
Căn nhà hơn 2m2 - nơi bé Na sống cùng ông bà ngoại.
Bà Ngọc làm phục vụ quán ăn sáng cạnh nhà, mỗi ngày được 60 ngàn đồng. Ông Phạm Văn Đức, hiện 75 tuổi chạy xe ôm bữa kiếm được tiền, bữa không. Cuộc sống phải chạy ăn từng bữa nên ông bà không thể cho cháu đi học trường mẫu giáo.
‘Tôi tính khi cháu 6 tuổi sẽ cho đi học trường tiểu học gần nhà’, bà Ngọc nói. Để chuẩn bị cho cháu vào lớp 1, mấy tháng nay, bà Ngọc cho cháu đi học chữ, nhận biết màu sắc ở một lớp học tình thương gần nhà vào buổi tối.
Bà cho biết, từ ngày mẹ lấy chồng, bé Na gặp ai cũng nói: ‘Bố mẹ bỏ con rồi’. Gần hai năm qua, rất nhiều lần bà nhắc con gái, dù bận gia đình mới nhưng phải quan tâm đến con gái lớn để bé đỡ tủi. ‘Nhưng mẹ nó cũng bận rộn với em bé mới sinh quá', bà Ngọc nói.
Ông Trần Khánh Linh, Chủ tịch UBND Phường 5 cho biết, gia đình bà Ngọc trước đây ở tại phường, sau đó bán nhà đến nơi khác ở. Tại nơi mới, cuộc sống khó khăn nên bà Ngọc quay lại phường sống từ năm 1990. Biết hoàn cảnh của bà khó khăn, phường đã vận động người dân địa phương có nhà trống thì cho ở nhờ.
Căn nhà 2m2 bà đang ở là cái kho của một nghệ sĩ cải lương đã sang Mỹ định cư. ‘Hiện gia đình bà Ngọc thuộc hộ cận nghèo của phường, được hỗ trợ hơn 1 triệu đồng/tháng’, ông Linh thông tin.
Tại một hội nghị về bảo vệ, chăm sóc trẻ em diễn ra tại TP.HCM vừa qua, Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích, giảng viên Đại học Sư phạm TP.HCM cho rằng, khi gia đình xuất hiện bạo lực hay cha mẹ ly hôn, đứa trẻ sẽ thiếu vắng sự yêu thương, thiếu sự hỗ trợ tích cực. Từ đó trẻ sẽ gặp khó khăn về tâm lý, dễ dàng trở thành một đứa trẻ đường phố, quậy phá, bỏ nhà và nghiện game...
Người phụ nữ Sài Gòn một thời sống giàu có, cuối đời ở căn nhà 2m2
Không có nhà vệ sinh, vợ chồng bà Ngọc (TP.HCM) phải sang hàng xóm xin tắm rửa, đi vệ sinh gần 30 năm qua.
" alt="Câu nói ứa nước mắt của bé gái 5 tuổi khi bố mẹ ly hôn" />Câu nói ứa nước mắt của bé gái 5 tuổi khi bố mẹ ly hôn
Những chiếc xe chất đầy hàng hóa, vật dụng di chuyển dễ dàng hơn kể từ khi có chiếc cầu mới
Từ ngày có cầu mới, việc di chuyển tại 2 huyện ở Tiền Giang trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Ở An Giang, hơn 2.300 hộ dân trong vùng đã không còn gặp khó khăn khi băng qua chiếc cầu cũ đã xuống cấp. Ai nấy đều hân hoan bởi cây cầu để đi lại hằng ngày giờ đây đã bớt gập ghềnh, cho họ hy vọng về một tương lai ít trắc trở và khởi sắc hơn.
Ông Đỗ Thanh Vân, người dân tại xã Phú Thành, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang không giấu được niềm tự hào xen lẫn niềm vui trong ngày khánh thành chiếc cầu Kênh Hòa Bình: “Trước đây cầu cũ rất yếu, chúng tôi chỉ có thể đi bộ qua, vô cùng bất tiện. Giờ thì chiếc cầu mới từ nắp chai tái chế rất kiên cố, an toàn. Nhìn bà con đi lại dễ dàng, dù là trong thời tiết mưa gió, tôi không còn thấp thỏm như xưa”.
Cầu Kênh Hòa Bình giờ đây rộng rãi, kiên cố hơn rất nhiều
Chỉ với những chiếc nắp chai bé nhỏ vốn ít được lưu tâm, Tiger đã đầu tư nghiên cứu để biến chúng thành những vật liệu ý nghĩa, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Thời gian qua, nhờ hàng tấn nắp chai mà người dân đóng góp cũng như thu thập tại các điểm bán, những chiếc cầu vững chãi đã ra đời, giảm bớt gánh nặng cho môi trường và cải thiện đời sống của nhiều cộng đồng dân cư.
Để nối dài những hiệu ứng tích cực và kết quả tốt đẹp đã có, cùng mong muốn tiếp tục phát triển bền vững tại thị trường Việt Nam, Tiger đã lên kế hoạch cho những chiếc cầu tiếp theo bằng nắp chai tái chế . Ngoài ra, Tiger cũng đang vận hành nhà máy bia với mô hình bảo vệ môi trường. Tại đây, 99% phế thải hoặc phụ phẩm được tái sử dụng hoặc tái chế, nước thải được xử lý 100% đạt tiêu chuẩn an toàn loại A, sử dụng nhiệt năng từ năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh khối, giảm thải CO2 ra môi trường…
Vòng đời của những chiếc nắp chai bé nhỏ sẽ được tiếp tục, mang nhiều đóng góp ý nghĩa cho cuộc sống.
Việc cho ra đời những công trình bằng nắp chai tái chế không những góp phần nâng cấp điều kiện sinh hoạt, đi lại cho người dân, mà còn thể hiện rõ ràng hơn nỗ lực không ngừng của Tiger trong việc tạo ra một cuộc sống chất lượng, một môi trường xanh - sạch - đẹp hơn mỗi ngày.
Bằng việc đóng góp nắp chai đã qua sử dụng, bất kỳ ai cũng có thể tạo ra những đổi thay tích cực cho cộng đồng và chung tay bảo vệ môi trường. Không chỉ là chiếc cầu tại Hóc Môn, nhiều công trình ý nghĩa và hơn thế nữa sẽ trở thành hiện thực nếu nhận được đông đảo sự ủng hộ từ người tiêu dùng.
Lớp học của cô Đỗ Thuỳ Quyên ở Trường Mầm non Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Trường Mầm non Suối Giàng là một trong những trường thuộc vùng 135 - khu vực đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái. Lớp học của cô Quyên là điểm lẻ của trường - cách trường trung tâm 12km. Ở điểm lẻ của cô Quyên, 20-30 đứa trẻ ở các độ tuổi khác nhau nhưng phải ngồi chung một lớp là chuyện bình thường.
Với những đứa trẻ vùng cao 100% là người dân tộc thiểu số, giao tiếp cũng đã là một thách thức với các cô giáo người Kinh. Nhưng vượt qua những khó khăn ấy, cô Quyên nảy ra ý tưởng tận dụng mạng lưới giáo viên mà mình quen biết ở khắp mọi miền đất nước để thực hiện dự án Nông sản sạch.
‘Trong các giờ học, cô trò chúng tôi thường xuyên có những bài học giới thiệu đặc sản địa phương, các nghề truyền thống… Từ đó mà mình nảy ra ý tưởng cung cấp các sản phẩm được nuôi trồng từ chính địa phương mình, thậm chí là từ chính tay phụ huynh các em để mọi người đều được thưởng thức’.
‘Những sản phẩm giản dị ở quê mình nhiều khi lại là đặc sản với các địa phương khác. Phần lợi nhuận từ việc bán nông sản sẽ được trích một phần vào quỹ ‘Nông sản sạch - cùng bé đến trường’’, cô Quyên nói.
Cô Quyên cho biết, số tiền này đang được sử dụng để cải thiện bữa ăn cho học sinh Suối Giàng, tổ chức các hoạt động vui chơi, lễ Tết cho các em. Ngoài ra, các cô còn sử dụng rất căn cơ để trích một phần giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo ở địa phương.
‘Hiện nhóm có 7-8 cô giáo ở khắp các tỉnh thành, chịu trách nhiệm là đầu mối ở địa phương đó, nhận hàng và giao hàng cho mọi người. Sản phẩm gồm rất nhiều mặt hàng là đặc sản của Yên Bái, Sơn La như: gạo nếp Tú Lệ, cốm, táo mèo khô, măng khô, gạo nếp cẩm, khoai sọ, mật ong…’.
Những tiết học STEM (môn học kết hợp giữa khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học - nv) của cô Quyên vừa dạy cho học sinh cách làm giá đỗ vừa giới thiệu cho trẻ biết thêm một món ăn.
Cô Quyên chia sẻ, mặc dù quỹ không lớn nhưng trong suốt 1 năm qua, dự án Nông sản sạch của các cô đã làm được kha khá đầu việc. ‘Mỗi hoạt động đón Tết, tổ chức tết Trung thu, Tết Thiếu nhi, quỹ đều trích ra một chút để hoạt động của các con đầy đủ hơn. Ngoài ra, quỹ cũng trích và kêu gọi mọi người ủng hộ thêm cho một số trẻ mổ tim, mắc bệnh ung thư, ủng hộ thầy giáo gặp tai nạn, bé bị bỏng…’.
Chia sẻ với PV, cô Quyên nói: ‘Mình vừa đến nhà một bé bị bỏng để trao quà và số tiền trị giá hơn 2 triệu đồng cho gia đình. Đây là số tiền được trích một phần từ quỹ và một phần do mọi người ủng hộ trực tiếp cho trường hợp của bé, hi vọng giúp đỡ thêm được gia đình trong lúc khó khăn’.
‘Vừa rồi, bọn mình phát động chương trình ‘Tivi cho em’, cũng có một chị ủng hộ số tiền gần đủ để mua một chiếc tivi hơn 4 triệu đồng. Chiếc tivi đó hiện đang trang bị cho một lớp học của Trường Mầm non Suối Giàng’.
Cô Quyên trao quà cho gia đình một em bé bị bỏng ở địa phương.
Cô giáo vùng cao cũng thành thật chia sẻ, khách hàng của các cô chủ yếu là các cô giáo trên khắp mọi miền, chỉ biết nhau qua mạng xã hội, chưa từng gặp mặt.
‘Mọi người mua vì muốn ủng hộ là chính, chứ bán nông sản phí vận chuyển rất cao khiến giá thành sản phẩm đội lên rất nhiều. Có những khách ở xa nhưng mua nhiều lần và rất nhiệt tình ủng hộ mỗi lần chúng tôi kêu gọi gây quỹ cho các trường hợp khó khăn’.
Cô Quyên cũng nhớ tấm lòng của một vị khách ở tận Vũng Tàu khi bên chuyển hàng chậm, khiến thực phẩm có nguy cơ bị hỏng. Nhưng chưa kịp khiếu nại bên vận chuyển thì khách đã rất thông cảm và nhận hàng ngay. ‘Thực sự, bọn mình rất biết ơn tấm lòng của mọi người’.
‘Mỗi lần tổ chức hoạt động cho các con, các cô cũng đều giới thiệu rất rõ đây là số tiền được trích ra từ quỹ Nông sản sạch. Dù không kỳ vọng các con hiểu được hết, nhưng chúng tôi rất muốn các con biết đến tấm lòng của mọi người ở khắp nơi dành cho các con’.
Chàng trai Hà Nội nhặt ve chai, xây trường, nuôi ăn cho trẻ vùng cao
Hàng nghìn đứa trẻ vùng cao được nuôi cơm trưa, hàng chục điểm trường bằng tre nứa được xây mới bởi một chàng trai Hà Nội có biệt danh là ‘Trung đồng nát’.
" alt="Cô giáo mầm non bán nông sản sạch gây quỹ cho học sinh vùng cao" />
...[详细]
Vì yêu không dám nói nên lạc mất nhau mãi mãi. (Ảnh minh họa: Hằng)
Yêu một người không yêu là nhìn thấy trước mắt mà không thể chạm vào, là yêu đến cháy lòng mà không dám nói dù chỉ một câu nhớ nhung. Nhưng ít ra, cũng có đôi ba bận tôi tự hạnh phúc với những ký ức do mình thêu dệt. Đó là một tình yêu khiến mình say đắm, dù biết trước có phần giông bão, mất mát.
Chỉ có những người chân chính trải qua thứ tình yêu không lời ấy mới hiểu, cho đến khi tôi buông tay, anh ấy cũng không hề biết rằng đã từng có một người dành nhiều hy vọng và tình cảm đến vậy.
Những non nớt thiếu thời thôi thì xin gửi lại cho ngăn kéo quá khứ nén chặt. Ai trong đời cũng có ít nhất một mối tình khắc cốt ghi tâm để nhớ thương, dẫu trọn vẹn hay dở dang.
Chúng ta đã ngang qua cuộc đời nhau, rồi những dấu vết kỷ niệm rồi cũng phai dần, duy nhất còn lại tình cảm chưa một lần bộc bạch ấy thì vẫn mãi như ngọn lửa bùng lên từ tro tàn, tưởng yếu ớt mà dai dẳng khôn nguôi.
Nếu bạn đang trong một mối quan hệ không tên, sao không thử một lần nói hết lòng mình, để đến cuối cùng, dù kết quả có ra sao thì cũng chẳng hối tiếc.
Viết cho đoạn thanh xuân đẹp đẽ, cho một người mang giấc mơ tình yêu tuổi trẻ của tôi và của bất cứ ai trong cuộc đời này…
Ăn Tết nhà anh rể, cô gái gặp được người đàn ông như ý
Dù luôn miệng gọi anh là chú nhưng trái tim tôi cứ thổn thức khi được ở gần anh, thấy anh nhìn mình chăm chú.
" alt="Yêu thầm: Lỡ một nhịp, lạc nhau một đời!" />
...[详细]
Khi mới về đến vườn, cây gồ ghề, cành lá rũ rượi, không theo lối.
Sau khi tưới nước, bón phân, anh Sáu trực tiếp chăm sóc, dùng dây thép, cắt tỉa lá, cành thừa để tạo hình nghệ thuật cho cây.
Anh Sáu cho biết, cây tùng bonsai cổ thụ hiện được định giá 6 tỷ đồng.
Những dây thép níu giữ cành này với cành khác.
Anh Sáu dùng các dây thép để uốn cho cành theo đúng hình mình định sẵn.
Theo anh Sáu, tùng là loại cây cảnh nghệ thuật có giá trị thẩm mĩ và kinh tế cao. Cây có ý nghĩa rất tốt về phong thủy và sức khỏe. Linh khí của cây còn có tác dụng loại trừ khí độc, xua đuổi tà ma và mang lại sự bình yên của gia tộc. Ngày xưa cây Tùng rất quý và hiếm, chỉ xuất hiện trong không gian của cung điện nơi sinh sống của các bậc vua chúa, các gia đình quý tộc giàu có để thể hiện sự uy nghi và bề thế. Ngày này, cứ dịp Tết là nhiều gia đình mua tùng về trưng bày trong nhà, tặng khách hàng, đối tác.
Anh Sáu cho biết, những cây tùng bonsai sẽ thường xuyên được cắt tỉa lá, cành thừa để cây đẹp hơn.
Cây tùng này đã có tuổi đời khá lâu nên vỏ cây xù xì.
Gốc của cây tủa đi khắp nơi. Anh Sáu cho biết, việc chăm sóc một cây tùng bonsai rất khó khăn, đòi hỏi phải có tay nghề của người nghệ nhân, nhưng khi tạo được một tác phẩm nghệ thuật thì người nghệ nhân rất vui.
Một phần của gốc cây.
Hiện cây có chiều cao 2m68, vành cây 1m57.
Bí quyết giúp cụ ông 101 tuổi vẫn cuốc đất, trồng cây ở Ninh Bình
Bước sang tuổi xưa nay hiếm, cụ Bảng vẫn làm các công việc đòi hỏi sức khỏe. Bí quyết của cụ là yêu lao động và sinh hoạt khoa học.
" alt="Cây Tùng bonsai hơn 100 năm tuổi, giá 6 tỷ đồng của anh nông dân Bình Định" />
...[详细]
Trên mỗi bàn tiệc trà đều có tờ rơi tuyên truyền về 6 tiêu chí tổ chức đám cưới văn minh, tiết kiệm
Chị Vui cũng cho biết, ngoài tiêu chí cỗ bàn ra, hầu hết các đám cưới, ma chay trên địa bàn xã bây giờ đều không mời thuốc lá, không tổ chức quá 1,5 ngày, không vui chơi, văn nghệ quá 22 giờ. ‘Thanh niên cũng có ý thức hơn trong việc uống rượu bia, hạn chế tối đa tình trạng uống say, gây rối mất trật tự, tổ chức đánh bài bạc. Các đám cưới khi rước dâu cũng chú ý tới việc chấp hành luật giao thông, không lạng lách, đánh võng, chở 2, chở 3, không đội mũ bảo hiểm’.
Bí thư đoàn xã Khánh Mậu cho biết, thời gian đầu thực hiện phong trào đám cưới 6 KHÔNG, không phải gia đình nào cũng đồng tình ngay. ‘Ở quê, bà con luôn nghĩ phải có đi có lại. Trước đây, người ta mời mình, bây giờ mình không mời lại sẽ bị chê trách’.
Sau đó, nhờ có đoàn thanh niên đi vận động từng nhà trước ngày tổ chức lễ cưới, ngày càng nhiều gia đình đồng thuận và làm theo các tiêu chí của phong trào đám cưới văn minh, tiết kiệm.
Các đoàn viên, thanh niên trong xã sẽ tới giúp cô dâu, chú rể đón tiếp khách của gia đình
Là bí thư đoàn xã, đám cưới của chị Vui cũng tổ chức theo tiêu chí 6 KHÔNG. Gia đình chị chỉ mời cỗ giới hạn họ hàng thân thích. Còn lại bạn bè, các mối quan hệ xã hội chị mời tới dự tiệc trà.
Ngoài ra, với các gia đình không có diện tích sân vườn đủ rộng để dựng rạp, chính quyền và đoàn thanh niên sẽ hỗ trợ cho mượn khuôn viên của nhà văn hoá, loa đài để tổ chức, tránh việc dựng rạp tràn ra lòng lề đường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
‘Nếu gia đình có nhu cầu, các đoàn viên thanh niên cũng sẽ tới giúp gia đình tiếp khách và chuẩn bị các công việc khác. Các đám cưới ở xã thường xuyên có màu áo xanh của các đoàn viên’.
‘Trên mỗi bàn trà sẽ đặt một tờ rơi giới thiệu về 6 tiêu chí của đám cưới văn minh, tiết kiệm để người dân cũng như quan khách của gia đình hiểu hơn về phong trào này’.
Theo chị Vui, mặc dù đoàn thanh niên chỉ tuyên truyền, vận động trong việc tổ chức đám cưới, song nhờ nhận thức được nâng cao, bây giờ các đám hiếu trong xã cũng học tập những cái hay của đám cưới văn minh, tiết kiệm. ‘Ở các đám hiếu, người dân cũng không còn sử dụng thuốc lá, loa to gây ồn ào nữa’.
6 tiêu chí trong đám cưới 6 KHÔNG
Chị Vui cũng chia sẻ, một trong những đám cưới đi đầu trong phong trào 6 KHÔNG chính là đám cưới của đồng chí Bí thư huyện đoàn Yên Khánh từ nhiều năm về trước.
Trao đổi với anh Trịnh Hồng Phong - Quyền Bí thư huyện đoàn Yên Khánh, được biết huyện đoàn đã phát động phong trào này từ năm 2008, nhưng đến năm 2011 phong trào mới được lan toả rộng khắp 19 xã trong huyện.
‘Năm 2011, tôi tổ chức đám cưới. Nếu cứ theo truyền thống lâu nay thì với các mối quan hệ của gia đình phải lên đến hàng trăm mâm cỗ. Nhưng để làm gương cho các đoàn viên, tôi chủ yếu mời bạn bè, các mối quan hệ công việc tới dự tiệc trà. Cỗ mặn chỉ được tổ chức gọn gàng giữa họ hàng nội ngoại 2 bên. Lễ thành hôn của chúng tôi cũng được tổ chức tại nhà văn hoá, với sự đón tiếp của các đoàn viên thanh niên, diễn ra văn minh và tiết kiệm’.
Anh Phong cho biết, trong năm 2019, tính trên cả huyện đã có 106 đám cưới tổ chức theo tiêu chí 6 KHÔNG. Đây là thành quả đáng khích lệ của 19 đoàn xã, trong đó những địa phương làm tốt như đoàn xã Khánh Nhạc, Khánh Hồng, Khánh An, Khánh Mậu…
Bí thư huyện đoàn Yên Khánh kỳ vọng, phong trào đám cưới 6 KHÔNG sẽ tiếp tục được duy trì và lan toả rộng khắp trên địa bàn huyện để lối sống của người dân ngày một văn minh.
Người phụ nữ Việt được vinh danh 'Công dân danh dự của Seoul 2019'
Lê Nguyễn Minh Phương (sinh năm 1987) là người Việt Nam đầu tiên được vinh danh là ‘Công dân danh dự của Seoul năm 2019’.
" alt="Hàng trăm đám cưới 6 KHÔNG của thanh niên Ninh Bình" />
...[详细]
Nhân dịp Valentine’s Day 2020 vừa qua, Duy Mạnh tặng bà xã sản phẩm dưỡng mắt đến từ một thương hiệu nổi tiếng. Trước khi về chung một nhà, nam trung vệ còn tặng “Công chúa béo” nhiều món quà giá trị khác.
Trước đó, vào tối 15/2, Duy Mạnh cập nhật hình ảnh chụp chung với vợ mới cưới Quỳnh Anh trên máy bay. Cặp vợ chồng son mặc đồ đơn giản và không quên đeo khẩu trang kín mít phòng tránh dịch viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới. Duy Mạnh hài hước: “Che mặt auto đẹp”. Nhiều người đoán rằng, hai người đang tranh thủ thời gian Duy Mạnh được nghỉ để cùng nhau đi du lịch, hưởng tuần trăng mật.
Bầu Hiển, bố cô dâu nhảy cực 'sung' trong đám cưới Duy Mạnh
Bầu Hiển, bố cô dâu... đã lên sân khấu nhảy cực 'sung' trong lễ cưới Duy Mạnh - Quỳnh Anh tối ngày 9/2.
" alt="Duy Mạnh không tiếc tiền mua hàng hiệu cho Quỳnh Anh" />